Ở gà con và gà trưởng thành bị thương hàn là một bệnh xảy ra rất phổ biến. Bệnh thương hàn thường ủ bệnh từ 2-5 ngày và tỉ lệ chết khá cao nếu không chữa trị kịp thời. Dù vậy nếu phát hiện sớm vẫn có thể chữa trị khỏi cho gà bị thương hàn. Trong bài viết dưới đây, Win88 sẽ điểm qua một số nguyên nhân, triệu chứng và thuốc trị bệnh để các bạn có một cái nhìn bao quát về bệnh này.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thương hàn ở gà
Bệnh thương hàn ở gà là một bệnh do mắc phải vi khuẩn Salmonella Gallinarum gây nên (một loại vi khuẩn có thể sống ở cơ thể động vật máu nóng, máu lạnh và kể cả ngoài môi trường). Bệnh có nhiều cấp tính với các biểu hiện khác nhau hoặc mãn tính. Gà sẽ ủ bệnh từ 2-5 ngày và thời gian phát bệnh lên đến cả tháng nếu mắc phải nhiễm khuẩn Salmon.
Gà bị thương hàn sẽ có tốc độ lây lan nhanh chóng cho cả đàn. Triệu chứng chung dễ nhận biết là bị tiêu chảy, sụt cân và có ảnh hưởng lớn tới chất lượng trứng và sản lượng trứng. Bên cạnh cái tên thương hàn thì còn có bệnh phó thương hàn và bệnh bạch lỵ thường đi liền với nhau anh em sư kê cần lưu ý.
Nếu như bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella Gallinarum gây ra thì nguyên nhân của bệnh phó thương hàn là do vi khuẩn Salmonella typhimurium. Bệnh bạch lỵ lại có nguyên nhân gây ra từ vi khuẩn Salmonella pullorum. Các bệnh không có tính chất đồng nhất với nhau dù đều có gốc từ vi khuẩn Salmonella.

Gà bị bệnh thương hàn có lây lan không?
Tốc độ lây lan bệnh ở gà bị thương hàn vô cùng nhanh và tỷ lệ lây nhiễm cao nếu gặp điều kiện thuận lợi. Chủ yếu lây nhanh qua 2 con đường chính:
Lây truyền dọc: Bệnh lây truyền từ gà mẹ sang gà con. Theo đó, vi khuẩn sẽ lây từ buồng trứng của gà mẹ rồi xâm nhập vào lỗ huyệt lan qua vỏ trứng rồi lây sang cho gà con.
Lây truyền ngang: Là sự lây lan giữa các con trong đàn. Gà con trở thành vật lây nhiễm và sẽ lan truyền cho những chú gà con khác khi nở ở trong môi trường ấp. Quá trình lây truyền ngang còn có thể xảy ra thông qua việc các cá thể tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc gián tiếp thông qua môi trường ăn, nước uống. Ngoài ra, những cá thể gà mang vi khuẩn sẽ lây truyền bệnh cho gà khỏe thông qua chất thải.
Bệnh thương hàn ở gà có dấu hiệu nhận biết thế nào?
Sau khi đã biết được những nguyên nhân gây thương hàn ở gà, ta cần tìm hiểu thêm các dấu hiệu cũng như triệu chứng nhận biết căn bệnh này để có cách chữa trị hiệu quả. Tùy theo từng độ tuổi hoặc chủng loại gà sẽ có những triệu chứng khác nhau khi gà mắc thương hàn. Cụ thể dưới đây:
Đối với gà con
- Phân đi có màu trắng, tiêu chảy, xuất hiện các dịch nhầy và bết dính vùng lông xung quanh hậu môn.
- Do tích nước nên bụng gà xệ xuống
- Túi lòng đỏ có chứa chất nhầy trắng và có mùi hôi thối, không tiêu được
- Khi giải phẫu gà thấy thành dạ dày, tim phổi và thận gà có nhiều đốm trắng màu xám nhạt. Quanh màng tim có nhiều dịch vàng
- Lá lách và gan sưng to, lấm tấm các chấm hoại tử màu trắng
- Quanh niêm mạc ruột có nhiều mảng trắng, ruột bị viêm
- Thời gian ủ bệnh của gà từ 3-4 ngày, tỷ lệ chết cao lên tới 70 – 100%
Đối với gà trưởng thành
- Gà trưởng thành có dấu hiệu bị tiêu chảy, đi phân lỏng màu xanh
- Quan sát mào gà nhợt nhạt, gà có biểu hiện ốm yếu, khát nước, giảm ăn và sụt cân
- Ở gà trống sẽ bị viêm dịch hoàn
- Ở gà đẻ, nang trứng dị hình khiến cho tỷ lệ đẻ giảm do buồng trứng và ống dẫn trứng bị viêm
- Ở gà mái, bụng gà sa xuống do tích nước và viêm buồng trứng.

Hướng dẫn cách chữa gà bị thương hàn
Hiện bệnh thương hàn ở gà chưa có thuốc đặc trị, nhưng cách chữa trị khi gà bị mắc bệnh này không quá phức tạp. Khi phát hiện gà mắc bệnh, hãy làm tuần tự theo các bước sau đây
Bước 1: Đầu tiên tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng và cách ly gà bệnh
Điều đầu tiên bạn cần làm sau khi phát hiện gà bị thương hàn là cách ly những con gà mang bệnh và những con khỏe ra khỏi nhau để tránh lây nhiễm cho cả đàn. Đồng thời, hãy cắt tỉa lông bớt và làm sạch phân với những con gà mắc bệnh nhiễm phân ở hậu môn.
Tiếp theo tiến hành vệ sinh, khử trùng toàn bộ khu chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi xung quanh trong suốt thời gian điều trị. Lưu ý nên phun thuốc khử trùng vào thời điểm ấm nhất trong ngày. Có thể sử dụng sát trùng POVIDINE 10% cao cấp liều 10ml cho 3 lít nước.
Bước 2: Điều trị theo triệu chứng và bồi bổ sức khỏe thêm cho gà
Sau khi thực hiện bước cách ly và vệ sinh chuồng trại, bước tiếp theo cần làm trong cách chữa trị gà bị thương hàn là điều trị theo triệu chứng Cho gà uống Paracetamol hạ sốt nếu có biểu hiện sốt. Cho uống thuốc tiêu chảy nếu có biểu hiện tiêu chảy. Đồng thời bổ sung thêm các vitamin và các loại khoáng chất để cung cấp thêm chất dinh dưỡng và điện giải cho gà.
Bước 3: Điều trị tận gốc mầm bệnh
Sau thời gian 3-5 ngày điều trị triệu chứng và bồi bổ sức khỏe cho gà, bước tiếp đến là cho gà sử dụng thuốc trị thương hàn. Có thể chọn một trong các cách dùng thuốc sau:
Cách dùng Flor chữa gà bị thương hàn
- Dùng Flor 200 liều 1ml cho 10kg thể trọng rồi hòa với nước uống.
- Bổ gan thận dùng 1ml/1 lít nước, Gluco k-c thảo được dùng liều 2g/1 lít nước để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho gà.
Cách dùng G-nemovit @ chữa gà bị thương hàn
- Cách dùng G-nemovit @ liều 1g/3-5 kg thể trọng , có thể dùng thuốc trộn cùng thức ăn hoặc hòa nước cho gà uống.
- Nên kết hợp men laczyme liều 10g/ 3kg thể trọng và b.complex liều 1g/ 2 lít nước để gà tăng thêm sức đề kháng.
Cách dùng Colistin chữa gà bị thương hàn
- Colistin-g750 liều 1g/4-5 kg thể trọng : dùng trộn cùng thức ăn hoặc hoà nước uống cho gà
- Kết hợp men lactic và cốm – b.complex c new liều để giúp gà tăng cường sức đề kháng.

Một số lưu ý khi cho gà bị thương hàn dùng thuốc:
- Sử dụng đúng theo liều lượng thuốc pha đủ với nước hoặc thức ăn cho gà nhằm giúp đảm bảo hiệu quả chữa trị tốt nhất cho gà.
- Tham khảo dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh thương hàn ở gà
Ngoài biết cách chữa trị gà bị thương hàn, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thương hàn ở gà mọi người nên dành thời gian tìm hiểu về những biện pháp phòng ngừa bệnh
- Tìm cơ sở uy tín chọn mua giống gà
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khác nhau theo từng giai đoạn tăng trưởng của gà
- Nuôi gà với mật độ phù hợp và thường xuyên vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi
- Xử lý chất thải của gà và vật nuôi xung quanh gọn gàng sạch sẽ, tránh để tích tụ quá lâu trong môi trường
- Định kỳ thực hiện phun khử khuẩn 1-2 lần/tuần hạn chế tối đa sự sinh sôi nảy nở của mầm bệnh.
- Bổ sung các loại thuốc bổ và vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho gà.
Lời kết
Bài viết trên là những chia sẻ về cách chữa trị cho gà bị thương hàn từ nhà cái Win88. Hy vọng với những kiến thức này, bạn sẽ có thể nhận biết các dấu hiệu bệnh ở gà và có biện pháp xử lý kịp thời. Tránh những trường hợp tệ hơn là để thương hàn lan rộng và gây chết số lượng lớn ở gà.